19 Th1

Bài khấn và mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp

bài khấn và mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp

Mâm cúng ông Công, ông Táo

Theo phong tục, mâm cúng ông Công ông Táo gồm có:

– Thịt luộc- Gà luộc- Đĩa xào thập cẩm

– Xôi (hoặc bánh chưng)

– Giò

– Canh măng, nấm, mọc

Ngoài ra, mâm cúng ông Công ông Táo còn: hoa quả, trà sen, 3 chén rượu, quả bưởi, quả cau, lá trầu… 

Ngoài ra, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình có sự chuẩn bị các lễ vật khác nhau.

Lễ cúng ở Miền Bắc

Ngoài lễ vật vàng mã, cá chép, nhiều nơi tại miền Bắc còn cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng, người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.

Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba chiếc: hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và 3 con cá làm “ngựa” để Táo quân lên chầu trời.Các mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

Để giản tiện, cũng có khi người dân chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia, tất cả đều bằng giấy bìa. Màu sắc của mũ, áo hay hia thay đổi hàng năm theo ngũ hành: năm hành kim thì dùng màu vàng, năm hành mộc thì dùng màu trắng, năm hành thủy thì dùng màu xanh, năm hành hỏa thì dùng màu đỏ và năm hành thổ thì dùng màu đen.Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng dọn dẹp sạch trên bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương để chuẩn bị đón năm mới. Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia.

Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.

Lễ cúng ở Miền Nam

Miền Nam do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên đồ cúng ông Táo của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc.

Ngoài những vật phẩm cúng chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc. Tết Táo Quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ.

Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản.

Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?

Theo quan niệm dân gian, cúng ông Công ông Táo phải vào buổi trưa 23 tháng Chạp. Nếu không sắp xếp được thời gian, bạn có thể làm cỗ cúng trước 1-2 ngày.

Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp. Cụ thể có thể cúng trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Nguồn: sưu tầm từ báo thể thao văn hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0938 33 22 48